“SỬA NGƯỜI HAY THAY NGƯỜI?!” - P1: TÌNH HUỐNG VÀ VẤN ĐỀ

“SỬA NGƯỜI HAY THAY NGƯỜI?!” - P1: TÌNH HUỐNG VÀ VẤN ĐỀ

Công ty sản xuất linh kiện kim loại sau nhiều năm phát triển ổn định, bắt đầu triển khai hệ thống ERP kiểm soát sản xuất và năng suất.
Giám đốc Q – người sáng lập – nổi tiếng là người "coi nhân viên như anh em".
Ông tin rằng: “Người lao động ở đây đã theo tôi từ đầu, có lòng trung thành và trách nhiệm. Vấn đề là hệ thống mới hơi ‘lạnh lùng’, cần thời gian và sự cảm thông.”
Trong khi đó, Trưởng phòng Nhân sự – chị H – là người được tuyển mới về, xuất thân từ môi trường FDI, theo Thuyết X, cho rằng:
“Chính vì họ gắn bó lâu mà sinh ra tâm lý ỷ lại. Không đo được thì không quản được. Ai không theo quy trình, dứt khoát phải thay.”
Sau khi áp dụng hệ thống ERP, có 5 công nhân kỳ cựu thường xuyên bị đánh giá dưới chuẩn năng suất. Họ cho rằng hệ thống "không phản ánh đúng đặc thù công việc", ví dụ có ca xử lý máy lỗi nhưng hệ thống chỉ chấm công mà không ghi nhận nỗ lực.
Chị H kiến nghị thay thế 3 người để giữ kỷ luật và tạo văn hóa mới.
Anh Q phản đối, nói rằng nên tổ chức đào tạo lại, điều chỉnh hệ thống để phù hợp hơn với thực tế xưởng, và lắng nghe phản hồi từ người lao động.
1/ Nếu bạn là người đưa ra quyết định cuối cùng, bạn sẽ nghiêng về phía ai?
2/ Có nên “cải tạo” người cũ cho theo kịp thời đại, hay mạnh tay thay máu để tái cấu trúc văn hóa, thích nghi nhanh nhất với xu hướng phát triển?
Phần 2 giải đáp sẽ có trong phần sau!
Tuna
Lâm Đặng Quốc Tuấn