LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG KHÔNG CHỊU SỐ HÓA - LÝ DO HÀNG ĐẦU CẢN TRỞ THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP.

LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG KHÔNG CHỊU SỐ HÓA - LÝ DO HÀNG ĐẦU CẢN TRỞ THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP.

Tuna đến với quá trình số hóa doanh nghiệp từ góc nhìn của một người làm quản trị nhân sự. Tức chỉ là hỗ trợ giải quyết vấn đề: “Tại sao anh chị em lại tìm mọi cách từ chối nhập liệu, sử dụng hệ thống?!” 
Điều này thật sự quan trọng, nhất là các doanh nghiệp sản xuất lâu năm. Các tổ trưởng, QA/QC, quản lý xưởng có thể là những người đi từ những người công nhân lành nghề, thạo việc phát triển lên. 
Sa thải hết nhân sự cũ và tuyển người mới chấp nhận chịu dùng hệ thống có vẻ là một giải pháp mà nhiều đối tác phần mềm cũng như không ít doanh nghiệp sản xuất đã lựa chọn. Nhưng có vẻ chỉ có hệ thống tốt, kiểm soát tốt thì cũng không hẳn là kết quả sẽ tốt. Những tỷ lệ hàng lỗi, chậm tiến độ, thời gian tải dây chuyền mới … hiện lên rõ ràng nhưng năng suất thì giảm, tỷ lệ sai sót, biên bản cứ thế mà tăng vọt.
Hệ thống có thể giúp ta thấy và quản lý được nhiều vấn đề, nhưng giải quyết được những vấn đề đó mới là quan trọng. Hiệu quả nhất vẫn là tìm giải pháp để hệ thống và con người chấp nhận lẫn nhau và phối hợp để sản xuất hiệu quả hơn, chất lượng, năng suất, tỷ lệ hàng lỗi đều được tối ưu.
Giải pháp của Tuna khi lao động phổ thông không chịu số hóa:
1. Ưu tiên chọn các hệ thống có khả năng tùy biến và may đo: vì mỗi doanh nghiệp đều có đặc thù riêng. Trong quá trình sản xuất, nếu như hi sinh những đặc thù riêng đó để sử dụng một hệ thống có sẵn hoặc copy từ một doanh nghiệp khác sẽ dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh không tối ưu được hiệu quả sản xuất. Như lần Tuna gặp một doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất nhiều người cùng làm, nhưng lại muốn dùng 1 hệ thống chỉ ghi nhận 1 người thực hiện dẫn đến sự bất mãn, rườm rà và bè phái hơn cả lúc chưa có hệ thống.
2.  Yêu cầu nhà cung cấp hệ thống dự trù rõ tất cả các chi phí (kể cả chi phí cho việc nhập liệu của nhân viên) và những rủi ro xấu nhất khi triển khai hệ thống, để có thể đảm bảo chi phí bỏ ra của doanh nghiệp là xứng đáng.
3.  Lựa chọn những đối tác công nghệ, hệ thống có thể đồng hành và chấp nhận thanh toán sau khi đã triển khai thành công (tức tính cả phần nhân viên nhập dữ liệu cũ và sử dụng hàng ngày) để đảm bảo hệ thống không biến thành cái xác không hồn khi có xây dựng có triển khai nhưng không hề được sử dụng cũng như cập nhật thông tin.
4.  Lựa chọn đối tác có thái độ tích cực chịu chơi, chịu đi cùng với doanh nghiệp sản xuất trong hành trình số hóa cả nhân sự. Đừng cố gắng chấp nhận một đối tác dù tốt về sản phẩm nhưng không có thái độ sẵn lòng đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình số hóa, cùng chịu chia sẻ rủi ro. 
5. Kiểm tra năng lực của đối tác từ các nguồn đáng tin cậy như khách hàng cũ, các hội doanh nghiệp cũng như các Group về sản xuất để đảm bảo khả năng chịu trách nhiệm lâu dài cũng như khâu hậu bán hàng, bảo trì, duy trì hệ thống.
6. Truyền Thông về viễn cảnh, ích lợi của từng người sau khi sử dụng hệ thống thành công.  lắng nghe và có giải pháp dù ít hay nhiều cho những phiền phức và rủi ro cho đội ngũ trong quá trình số hóa doanh nghiệp. 
Sẽ còn nhiều giải pháp từ tổng thể tới linh hoạt cho việc giúp đỡ nhân viên, anh chị em công nhân trong quá trình phát triển năng lực tư duy sử dụng hệ thống. Tuy nhiên các cách trên là những giải pháp quan quan trọng nhất mà các doanh nghiệp sản xuất cần lưu ý. 
Chúc các doanh nghiệp sản xuất,  nhà máy thực hiện quá trình số hóa một cách thành công và hạnh phúc!
Tuna
Lâm Đặng Quốc Tuấn