Tuna xin chia sẻ câu chuyện về một vấn đề nhân sự khi tự động hóa, hệ thống hóa, số hóa 1 doanh nghiệp sản xuất.Công ty sản xuất cơ khí T là doanh nghiệp đã hoạt động hơn 25 năm. Khi bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh, ban lãnh đạo quyết định đầu tư gần 2 tỷ đồng để triển khai hệ thống quản lý sản xuất (MES) và phần mềm ERP, với kỳ vọng sẽ kiểm soát tồn kho, giảm lãng phí và chuẩn hóa quy trình.Dự án được triển khai rầm rộ. Nhà cung cấp phần mềm tổ chức nhiều buổi đào tạo. Giám đốc điều hành tự tin phát biểu: “Từ nay, chúng ta sẽ vận hành theo chuẩn quốc tế.”Nhưng rồi, 6 tháng trôi qua.Tổ trưởng xưởng vẫn yêu cầu công nhân ghi chép bằng giấy vì “máy tính chậm quá, nhập không kịp sản xuất.”Nhân viên kho không tin vào dữ liệu phần mềm, nên tiếp tục dùng file Excel riêng “cho chắc ăn.”Kế toán trưởng không chịu cập nhật đơn hàng trực tiếp trên hệ thống vì “cách cũ nhanh hơn, dễ kiểm soát.”Và người duy nhất sử dụng ERP là... trưởng dự án công nghệ thông tin.Một hôm, hệ thống báo còn 500kg thép tấm – nhưng thực tế kho chỉ còn 80kg. Dự án bị tạm ngưng. Cuộc họp khẩn được triệu tập.“Phần mềm tốt, nhưng người dùng không muốn thay đổi. Mỗi bộ phận một kiểu làm riêng, không ai theo quy trình chung,” trưởng dự án thở dài.Ban lãnh đạo nhận ra: vấn đề không nằm ở phần mềm, mà là con người không được chuẩn bị để thay đổi.Không có ai giải thích lợi ích của hệ thống cho công nhân. Không ai “lắng nghe nỗi sợ” của nhân viên văn phòng. Và không ai được hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi.Dự án tạm dừng vô thời hạn. Số hóa không thành công – không vì công nghệ, mà vì con người không sẵn sàng.Nên khi chọn một đối tác hoặc một giải pháp để số hóa doanh nghiệp thì một trong những tiêu chí quan trọng nhất cần phải có chính là kế hoạch và năng lực thay đổi con người, thói quen và lợi ích. Mọi người hãy nhớ nguyên tắc 20/80: 20% thời gian điều chỉnh hệ thống và 80% thời gian dành để sát cánh cùng những người sử dụng hệ thống!TunaLâm Đặng Quốc Tuấn